Quan hệ bằng miệng có nguy cơ lây bệnh gì? Cách làm an toàn
“Quan hệ bằng miệng có nguy cơ lây bệnh gì?” Quan hệ tình dục bằng miệng vẫn là cụm từ tương đối nhạy cảm khi được nhắc đến cũng như tìm hiểu. Chính vì vậy mà rất nhiều người chưa nhận thức hết được về những mặt lợi và hại của kiểu tình dục này.
Mục Lục
QUAN HỆ BẰNG MIỆNG CÓ NGUY CƠ LÂY BỆNH GÌ?
Khi quan hệ bằng đường miệng, hoàn toàn có thể mắc các bệnh lây truyền qua đường dục. Các bệnh lây truyền thường gặp nhất phải kể đến lậu, giang mai ,herpes,… và một số bệnh với tần suất gặp ít hơn như mụn cóc sinh dục, chlamydia, HIV, viêm gan virus A, B, C,…
1- Quan hệ bằng miệng là như thế nào?
Quan hệ bằng miệng (hay Oral Sex) là việc sử dụng miệng, lưỡi hoặc môi tác động lên bộ phận sinh dục, khu vực sinh dục hoặc hậu môn của bạn tình để tạo cảm giác kích thích.
Trong đời sống tình dục của người trưởng thành, kiểu quan hệ này có thể coi là một trải nghiệm thú vị nếu biết thực hiện cùng những biện pháp bảo vệ đúng cách.
2- Các bệnh lây nhiễm khi làm chuyện ấy bằng miệng
-
Bệnh lậu
Đường lây truyền: Bệnh lậu có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng với người bị bệnh lậu ở họng, âm đạo, dương vật, đường niệu hoặc trực tràng – hậu môn.
Chẩn đoán và điều trị: Bác sĩ sẽ xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra mẫu xét nghiệm có thể còn được lấy từ:
- Họng
- Trực tràng
- Niệu đạo ở nam
- Cổ tử cung ở nữ
Bệnh lậu có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh, tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện tình trạng lậu kháng thuốc.
Nếu sau khi điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nhân cần đi khám lại.
-
Chlamydia
Chlamydia là một bệnh nhiễm khuẩn thường gặp do Chlamydia trachomatis gây ra.
Đường lây truyền: Chlamydia có thể lây truyền từ người bệnh (mắc chlamydia ở họng, âm đạo, dương vật, trực tràng – hậu môn) sang người lành qua quan hệ tình dục bằng miệng.
Chẩn đoán và điều trị:
Bác sĩ sẽ xét nghiệm chlamydia từ nước tiểu hoặc mẫu dịch âm đạo (đối với nữ giới).
Chlamydia có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh. Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần tránh quan hệ tình dục cho đến khi được điều trị khỏi hoàn toàn.
-
Bệnh giang mai
Giang mai là bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra.
Quan hệ bằng miệng có bị giang mai không? Câu trả lời là có, giang mai có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh, đặc biệt là khi có sự tiếp xúc trực tiếp với săng giang mai hoặc đào ban.
Chẩn đoán và điều trị:
Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để xem bệnh nhân có nhiễm giang mai hay không. Nếu bệnh nhân có săng, bác sĩ sẽ xét nghiệm dịch tiết từ săng đó.
Giang mang điều trị càng sớm càng tốt. Penicillin đường tiêm là thuốc được sử dụng để điều trị giang mai.
-
Virus gây u nhú ở người (HPV)
Virus gây u nhú ở người (HPV) là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến.
Đường lây truyền:
Người mắc HPV ở khu vực sinh dục, hậu môn, trực tràng, miệng, họng có thể lây sang người lành qua quan hệ tình dục bằng miệng.
Chẩn đoán và điều trị:
Không có xét nghiệm đặc hiệu để phát hiện HPV, đặc biệt là HPV vùng miệng, họng. Một số trường hợp phát hiện ra bị nhiễm HPV thông qua kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung (Pap smear). Một số khác phát hiện ra khi thấy bản thân phát triển những mụn cóc sinh dục hoặc những biểu hiện khác.
Mụn cóc sinh dục có thể điều trị được, nhưng HPV thì không có cách nào để loại trừ ra khỏi cơ thể. Mụn cóc có thể tự biến mất hoặc được loại bỏ bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Và còn nhiều bệnh nguy hiểm khác nữa…
CÁCH PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH LÂY NHIỄM KHI QUAN HỆ BẰNG MIỆNG
1- Các biện pháp làm chuyện ấy an toàn bằng miệng
Để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra khi quan hệ bằng đường miệng, cần lưu ý các biện pháp dưới đây:
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ như bao cao su, tấm chắn miệng,…
- Không quan hệ với nhiều người, chung thủy với một bạn tình không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ.
Đặc biệt, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên làm các xét nghiệm sàng lọc STD (sàng lọc nhiễm trùng lây qua đường tình dục) định kỳ hàng năm để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời.
Sàng lọc STD bao gồm các loại xét nghiệm:
Herpes: xét nghiệm máu (nếu chưa xuất hiện triệu chứng) và kết hợp lấy mẫu xét nghiệm vùng bị tổn thương (khi đã có triệu chứng).
Chlamydia, lậu: xét nghiệm nước tiểu hoặc lấy mẫu bệnh phẩm tại vùng sinh dục.
Giang mai: lấy mẫu bệnh phẩm từ vết loét hoặc xét nghiệm máu.
HIV: Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm mẫu niêm mạc miệng.
HPV: Xét nghiệm PAP HPV và kết hợp chẩn đoán hình ảnh dựa trên các triệu chứng.
2- Địa chỉ khám sức khỏe, xét nghiệm sàng lọc uy tín
Hiện nay, hầu hết các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín như các bệnh viện lớn, phòng khám đa khoa uy tín đều có cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc. Một trong số đó phải kể đến như Phòng khám đa khoa Thủ Đô. Địa chỉ: 88 Nguyễn Tất Thành – Liên Bảo – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.
Đến với Thủ Đô, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm bởi đội ngũ y bác sĩ tại đây đều là những người có trình độ chuyên môn cao và đã có nhiều năm kinh nghiệm. Đồng thời, bệnh viện luôn đảm bảo sẽ mang đến cho khách hàng kết quả với độ chính xác cao nhất thông qua hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại như máy phân tích mẫu xét nghiệm nhập khẩu nguyên kiện từ nước ngoài. Sử dụng phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, hiệu quả thực tế trên người bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Chắc hẳn bạn đã giải đáp được câu hỏi “quan hệ bằng miệng có nguy cơ lây bệnh gì?” Nếu bạn thấy mình có khả năng lây nhiễm các bệnh xã hội hãy tới ngay cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm và điều trị bệnh kịp thời. Để được tư vấn miễn phí tại nhà vui lòng liên hệ hotline: 0866-474-065 hoặc <<<CLICK TẠI ĐÂY>>> chuyển tới khung chat online. Bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho bạn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!