Đau bụng nhưng không đi ngoài được là bệnh gì
Bài viết với sự tham vấn của các bác sĩ chuyên khoa Phòng Khám Đa Khoa Thủ Đô Vĩnh Phúc sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề “ Đau bụng nhưng không đi ngoài được là bệnh gì? ”. Khi tình trạng này xảy ra tức là dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề nào đó. Nhưng cũng có thể là lời cảnh báo cho các mầm bệnh nguy hiểm hơn. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết để biết thêm nhiều thông tin quan trọng nhé!
Mục Lục
ĐAU BỤNG NHƯNG KHÔNG ĐI NGOÀI ĐƯỢC LÀ BỆNH GÌ?
Theo các bác sĩ cho biết tình trạng đau bụng nhưng không đi ngoài được, có thể do chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, và nó chỉ đơn giản là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng không vì thế mà được chủ quan, nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần thì nguy cơ cao là bạn đang có bệnh lý nào đó. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bạn, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người bệnh.
Tình trạng đau bụng nhưng không đi ngoài được là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý sau:
1. Táo bón
Đau bụng nhưng không đi ngoài được là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón. Nhất là khi đi đại tiện, sẽ gặp trường hợp phân khô cứng, có cảm giác buồn đi đại tiện mà không thể đi được. Đa phần là do chế độ ăn uống ít chất xơ, thiếu nước hoặc do không có thói quen đi tiêu mỗi ngày. Nguy hiểm hơn là táo bón mãn tính, lúc ấy sẽ khó điều trị mà còn có thể là nguy cơ của bệnh ở đại trực tràng như polyp đại trực tràng, ung thư đại trực tràng…
2. Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Rối loạn tiêu hóa rất dễ xảy ra, ngay cả trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến các bộ phận, cơ quan khác của hệ thống tiêu hóa. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp như: Đau bụng âm ỉ, đầy bụng, khó tiêu, bụng luôn khó chịu, ợ nóng, buồn nôn, nôn và có thể kèm theo các triệu chứng khác như sụt cân, chán ăn…
3. Bệnh trĩ
Đau bụng nhưng không đi ngoài được, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ. Nguyên nhân do căng giãn quá mức các tĩnh mạch ở hậu môn, và các búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do rặn khi đi cầu, ngồi lâu trên bồn cầu, táo báo, khiến cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn lỏng lẻo.
Các triệu chứng thường gặp như: Bị ngứa ở hậu môn. Đau, khó chịu vùng hậu môn do nứt và còn đau bụng nhưng không đi ngoài được. Nghiêm trọng hơn là xuất hiện búi trĩ ở hậu môn, đau rát khi đi đại tiện.
4. Tắc ruột
Thức ăn sau khi đi vào miệng có thể không đến dạ dày mà bị kẹt trong đường tiêu hóa, dẫn đến tắc ruột. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đau bụng không đi ngoài được. Và nếu tích tụ đủ áp lực, ruột có thể bị vỡ…, gây nhiễm khuẩn.
5. Hội chứng ruột kích thích
Đây là tình trạng khá phổ biến, dẫn đến nhiều triệu chứng như: đau bụng nhưng không thể đi ngoài được. Hoặc đau bụng, chuột rút ở bụng, bị táo bón, tiêu chảy hoặc gặp cả hai triệu chứng cùng lúc…
6. Viêm túi thừa
Viêm túi thừa cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng nhưng không đi ngoài được. Nó có thể dẫn đến các cơn đau bụng dữ dội, buồn nôn hoặc thay đổi thói quen đại tiện của người bệnh. Bên cạnh đó có thể gặp tình trạng đau bụng nhưng không đi ngoài được, hoặc đau bụng liên tục hoặc dữ dội, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn…Nếu xuất hiện các triệu chứng như nôn ra máu, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám.
7. Bệnh viêm ruột
Bệnh là một dạng rối loạn tiêu hóa mãn tính, khi đó xuất hiện tình trạng viêm dọc theo hệ thống tiêu hóa, gây tổn thương ruột và tăng nguy cơ ung thư trực tràng.Bệnh thường có xu hướng tái phát thường xuyên và dẫn đến tình trạng tiêu chảy ra máu, hoặc hiện tượng đau bụng không đi ngoài được. Các triệu chứng như:đau bụng và chuột rút bụng, mệt mỏi, hoặc buồn nôn..
Đau bụng không đi ngoài được có thể là một trong những bệnh lý nguy hiểm bên trên. Nó gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý sức khỏe của người bệnh. Vậy nên làm thế nào để tránh và giảm thiểu tối đa tình trạng này? Hãy tiếp tục theo dõi nhé! Vì câu trả lời sẽ có ngay bên dưới.
NÊN LÀM GÌ KHI BỊ ĐAU BỤNG KHÔNG ĐI NGOÀI ĐƯỢC
Tình trạng đau bụng nhưng không đi ngoài được, do nhiều nguyên nhân gây nên. Nhưng chủ yếu là do chế độ ăn uống không phù hợp.Và dưới đây bài viết sẽ đưa ra một vài biện pháp hữu ích cho bạn:
1. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
– Bạn hãy bổ sung nhiều chất xơ bằng các loại rau củ quả
– Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn
– Bổ sung các thực phẩm như sữa, bơ, khoai lang, chuối, vừng đen…có tác dụng nhuận tràng
– Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu, chứa vitamin nhóm B để kích thích nhu động ruột hoạt động
– Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, muối
– Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào
2. Thay đổi chế độ sinh hoạt
– Hình thành thói quen đi đại tiện vào buổi sáng, không nhịn đi ngoài hoặc đi ngoài quá lâu
– Nên ngủ đủ giấc, đúng giờ, mỗi ngày nên ngủ đủ 8 tiếng, ngủ trước 23h
– Hãy tập thể dục mỗi ngày, để tăng cường sức khỏe
3. Thăm khám bác sĩ
Hãy đi gặp bác sĩ để thăm khám, nếu tình trạng đau bụng không đi ngoài được xảy ra ở thời gian dài mà không khỏi. Đó có thể là dấu hiệu tình trạng bệnh lý nào đó trở nặng.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc về tình trạng “ Đau bụng nhưng không đi ngoài được là bệnh gì ” hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn có nhu cầu biết thêm điều gì, hãy gọi điện đến đường dây nóng không mất phí 0866-474-065 để được các bác sĩ online của chúng tôi tư vấn 24/7. Hoặc đến hãy đến trực tiếp địa chỉ số 88 Nguyễn Tất Thành, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (Đối diện Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc).